Với lợi thế được kế thừa cả nền Đông-Tây y kết hợp, được thiên nhiên ưu đãi, nước ta có nền sinh học đa dạng với hơn 4000 loài có khả năng chữa bệnh, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm được thế giới công nhận và ghi vào sách Đỏ. Với kinh nghiệm chữa bệnh bằng các bài thuốc từ thiên nhiên, người Việt Nam ta đã tìm ra 8 loại thảo dược phòng và chữa đau nhức xương khớp, được các chuyên gia khuyên dùng
MỤC LỤC
8 loại thảo dược phòng và chữa đau nhức xương khớp
Ô đầu
Với hoạt chất chính của củ ô đâu là aconitin và các alcaloi, vị cay, đắng, có độc tính cao. Củ ô đầu đặc biệt quý và có công dụng đặ biệt trong khu phong, chừ thấp, ôn kinh, giảm đau. Thường được dùng ngâm với rượu trắng để xoa bóp, trị nhức mỏi, tê bại chân tay, đau nửa đầu vai gáy, đau khớp, sai khớp, đụng giập, tím bầm… Lương y Lê Trần Đức cũng đã dùng ô đầu chế trong thang thuốc tê thấp đau khớp, chân tay lạnh buốt, sợ nước lạnh.
Thiên niên kiện
Cây Thiên niên kiện là một trong những cây thuốc nằm trong ” sách gối đầu” trị các bệnh về đau nhức xương khớp, phong hàn, thấp khớp nhức mỏi các gân xương, co quắp tê bại. Trong dân gian, Thiên niên kiện thường được dùng chữa đau khớp, đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hóa… Tại Vân Nam (Trung Quốc), thân và rễ cây được dùng trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, ngoại thương, ngoại thương xuất huyết, tứ chi tê dại, đau dạ dày, viêm dạ dày và ruột, gân mạch khó co duỗi, đau lưng, đùi.
Huyết giác
Theo Đông Y, huyết giác có vị đắng chát, tính bình và có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết chuyên dùng chữa các vết thương tụ máu, sưng bầm. Đây cung là dược liệu chữa trị bong gân, đau nhức xương khớp… Có thể dùng để sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu xoa bóp rất tốt cho người mắc viêm khớp dạng thấp, đau nhức cơ xương khớp kèm sưng nóng các khớp, kiểm soát viêm đau.
Quế chi
Quế chi được coi là một vị thuốc bổ, có nhiều công dụng có khi chữa cả đau đầu, đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh. Đặc biệt là dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, bụng quặn đau, kinh nguyệt bế, làm ấm cơ thể, thông kinh mạch chữa chân tay lạnh nhức đầu, cảm gió. Kết hợp quế chi với các loại thảo dược ( cầu tích, đậu đen, hà thủ ô) làm giảm tình trạng đau mỏi ngang thắt lưng, chân tay lạnh.
Can khương ( củ gừng)
Can khương ( củ gừng) là loại gia vị mà có lẽ bất cứ căn bếp nào cũng có. Gừng không chỉ dùng trong việc chế biến món ăn giúp món ăn thêm ngon miệng mà loại thực phẩm này còn có tác dụng trị các bệnh về khớp, mạnh gân cốt, dùng phòng trừ các triệu chứng của bệnh tê thấp.Người cao tuổi thường dùng khi đau người, đau dạ dày… Bởi trong củ gừng mang tính nóng nên có tác dụng giảm đau, giảm tê nhức và chống viêm khớp.
Mã tiền
Hạt mã tiền là vị thuốc điều trị phong tê thấp, bại liệt, bán thân bất toại đã được y học cổ truyền ghi nhận, Tuy nhiên, vị thuốc này có chứa độc tố cực mạnh nên cần hết sức lưu ý khi sử dụng. Kết quả nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy, tác dụng dược lí của mã tiền làm tăng hưng phấn thần kinh, làm tê thần kinh cảm giác, giảm đau, chống viêm, ức chế vi khuẩn, thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống tê mỏi và cắt cơn đau xương khớp dô phong tê thấp, đau do gút .
Đại hồi
Đại hồi giúp điều hòa khí huyết cơ thể, chống lại sự nhức mỏi hệ cơ, hệ xương, chữa trị bệnh thấp khớp. Công dụng đáng ngạc nhiên hơn của hoa hồi là xát khuẩn, trị ghẻ lở, viêm nấm ngoài da. Đây cũng được xe như mọt bài thuốc Nam trị chứng đau lưng mỏi gối. Theo y học cổ truyền, bột hồi kết hợp với rượu trắng chủ trị mỏi lưng, đau lưng.
Địa liền
Theo Đông y, Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung (làm ấm tỳ vị), tán hàn, hành khí, giảm đau, tiêu thực, trừ thấp, trừ uế khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy Địa liền có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Thường dùng trị ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong. Còn được dùng để trị ỉa chảy, hoắc loạn và trị ho gà.
Với 8 loại thảo dược phòng và chữa đau nhức xương khớp trên, bạn có thể ngâm chung các loại với nhau tạo thành cồn xoa bóp. Dùng khi bị đau nhức cơ xương, đau mỏi vai gáy, đau lưng mỏi gối, bầm tím do va đập…
LƯU Ý : Không sử dụng để uống và có vết thương hở.
Mách bạn đại chỉ mua cao xoa bóp chuẩn, giá cả phải chăng.