Măng khô là thực phẩm gắn bó và gần gũi trong đời sống và ẩm thực của đồng bào Thái ở cao nguyên Mộc Châu. Một số khu vực nơi đây có nhiều rừng tre, rừng vầu, nứa xanh tốt quanh năm nên rất nhiều măng mọc, đó là ở vùng Tân Xuân, Xuân Nha, Chiềng Xuân, Chiềng Khừa.
Loại măng dùng để làm măng khô đúng chuẩn là loại măng khi luộc không đắng, không ngọt. Khi làm măng chua thì có màu vàng ươm, không trắng như những loại măng khác. Để làm được măng khô chất lượng thì bà con nơi đây phải lấy măng đúng thời điểm để làm được măng ngon nhất.
Chọn nguyên liệu làm măng khô thường là măng cây vầu, luồng, cây nứa. Người dân Thái ở Sơn La lại làm măng khô từ cây măng tre rừng hay còn gọi là măng “hốc”.
– Sau khi đào măng về, bóc vỏ, rửa sạch, cắt bỏ phần gốc già, tiếp đến cho vào nồi luộc thật kỹ để bớt mùi hăng.
– Khi luộc chín, vớt măng ra để ráo nước rồi bắt đầu thái miếng. Măng củ thì được thái đơn giản hơn, nhưng măng lá lại phải khéo léo hơn mới được miếng măng ngon, và đẹp mắt.
– Sau đó, đem măng đã được thái miếng phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nếu gặp nắng to thì bạn phơi trung bình từ 3 đến 4 ngày là được.
– Dùng cót, mẹt đan tre để phơi măng bạn nhé, vừa sạch sẽ lại vừa đảm bảo vệ sinh. Mỗi ngày bạn có thể lật miếng măng từ một đến 2 lần để măng nhanh khô hơn.
– Nếu không được nắng, bạn có thể cho lên gác bếp để hong khô. Măng khô có màu vàng tự nhiên khi được phơi dưới nắng trực tiếp, măng hong trên gác bếp sẽ có màu vàng sậm hơn.
Sản phâm được phân phối tại HTX ĐẶC SẢN TÂY BẮC cửa hàng MỘC CHÂU FOOD
Liên hệ : 0899126266