Có lẽ Thanh xuân chính là những lần ” đưa nhau đi trốn”. Cùng nhau thức dậy ở một nơi thật xa, bỏ qua tất cả trật trội náo nức, nơi mà cả việc thở cung làm ta lao lực. Đưa nhau đi đến những bản làng xa xôi không có tiếng chuông điện thoại, không chuông báo thức. Cùng hòa mình vào với thiên nhiên trong lành và sống, tìm hiểu về đồng bào dân tộc H’ Mông ở Mộc Châu. Còn trần chừ gì nữa mà bạn chưa xách balo lên ?
Tìm hiểu về đồng bào dân tộc h’mông
1. Sơ lược về đồng bào dân tộc h’mông
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc h’mông được coi là một thành viên quan trọng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Thường cư trú ở độ cao 7000 đến 1050m và thường tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như : Lai Châu, Điện Biên,Yên Châu đặc biệt là Sơn La mà đặc biệt hơn cả là tại huyện Mộc Châu
Theo thống kê của ban điều tra dân số dân tộc h’,mông có khoảng gần 2.000.000 người, xếp thứ 6 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam. Dân tộc H’mong cư trú dải dác theo lối sống ” định canh định cư” trên các vùng núi cao ở khắp Việt Nam. Trước kia, người h’mong rất ít tiếp xúc với các dân tộc khác. Họ sống với nhau tạo thành các bản. Đồng bào Dân tộc H’mong có tiếng nói chữ viết và phong tục tập quán riêng.
2. Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc h’mông
Có vài lần tình cờ tôi được ngồi lại nói chuyện vói các chị người dân tộc Mông. Tôi hỏi các chị sống ở đâu ? Các chị chỉ cười tươi đáp lại ” Lửa cháy tới đâu thì người Mông mình theo tới đó thôi !”. Câu trả lời ấy giúp tôi hiểu thêm phần nào về cuộc sống du canh du cư để làm nương rẫy. Những sản phẩm đi ra từ bàn tay của các chị đều mang một sự thuần khiết tới khó tin. Từ những trái dưa xanh non đến những hạt gạo trắng thơm thuần túy. Nhắc đến thôi cũng đủ làm tôi thấy thèm được ăn một nắm xôi dẻo thơm nóng hổi rồi.
Ngoài gạo thì người dân tộc H’mong ở Mộc Châu còn có các sản phẩm từ nông nghiệp khác như : Ngô, sắn, đỗ, lạc và đặc biệt là rau cảu mèo. Món rau cải ấy đã trở thành một đặc sản mà cứ mỗi khi tới Mộc Châu là nhất định phải ăn. Nhờ lợi thế là sống trên các vùng núi cao nên các loại thuốc quý như : Nhân sâm, tam thất, các loại cây xương khớp và bổ máu cũng được bà con tìm thấy từ rừng phục vụ cho sức khỏe.
Nghề thủ công của người Mông rất đa dạng từ đan lát, làm đồ gỗ, trang sức … Theo nhu cầu của bản thân cũng như thị trường. Thợ thủ công người H’Mong thường là thợ không chuyên nghiệp, họ bắt đầu rèn ra dao, cuốc, lưỡi cày… ban đầu chỉ để phục vụ việc săn bắn và nuôi trồng. Nhưng các sản phẩm này lại đạt trình độ kĩ thuật cao và đã trở nên vô cùng nổi tiếng bởi sự sắc bén và độ bền đáng kinh ngạc
Về hôn nhân, trong phong tục của đồng bào dân tộc H’mong có tục lệ bắt vợ. Tục lệ này diễn ra tại phiên chợ tình được tổ chức vào ngày 2/9 tại huyện Mộc Châu. Tại đây, chàng trai có thể bắt cóc cô gái của mình về nhà. Nếu trong vòng 3 ngày mà người phụ nữ không trốn về nhà mình tức là đã chấp thuận trở thành vợ. Khi đã chấp thuận các nghi thức cử hành hôn lễ mới được phép tiến hành.
Trag phục của đồng bào dân tộc h’mong rất đẹp và đặc tinh xảo. Đặc biệt là trang phục của phụ nữ. Nó mang màu sắc sặc sỡ, nhiều hoa văn nhưng lại được sắp xếp theo quy luật nhất định tạo nên sự cân xứng. Trang phục của phụ nữ H’mong bao gồm : Váy, yếm, áo, xà cạp, vấn đội đầu, vải chùm tóc. Kết hợp cùng kiềng cổ và hoa tai bản to bằng bạc.
Đối với nam giới, trang phục đơn giản hơn gồm quần, áo và mũ. Quần có phần đũng và ống rộng, cạp quần thắt bởi thắt lưng hoặc dây có bản to ( dây xanh). Aó có họa tiết thêu ở hai bên tay, thân áo cộc và có hàng cúc lệch về phía sườn
Đồng bào dân tộc H’mong có đời sống tín ngưỡng phong phú với nhiều nghi lễ cúng bái phức tạp cũng như việc thờ phụng tổ tiên.Họ tin vào thần linh, và tổ tiên. Người Mông thờ tổ tiên từ 3 đời và tất cả các con trai có trong dòng họ đều phải thực hiện việc thờ cúng. Đồng bào dân tộc H’mong còn có hệ thống nhà ma và nghi lễ cúng bái riêng biệt và bí ẩn.
Trong đời sống tinh thần. Dân tộc H’mong là một trong những dân tộc có đời sống văn hóa tinh thần phong phú với nhiều lễ hội : Hội Gầu Tào ( lễ năm mới), Hội bắt vợ, Hội hái quả, hội Đi thờ thần rừng… Và tất cả quá trình lao động đều được đồng bào dân tộc H’mong đưa vào bài hát với tiếng sáo, tiếng khèn, đàn môi…