CAFE SƠN LA – Thương hiệu Arabica ngon top đầu Việt Nam

cà phê sơn la

Cà phê Sơn La là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng Tây Bắc Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và chất lượng cao, cà phê Sơn La, nhất là Arabica Sơn La ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường cà phê trong nước và quốc tế

LỊCH SỬ CÂY CÀ PHÊ SƠN LA

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Pháp đưa cà phê vào trồng tại Sơn La và một số tỉnh phía Bắc, nơi đây trở thành khu vực sản xuất cà phê Arabica cung cấp nguyên liệu quan trọng cho ngành cà phê tại Pháp vào thời điểm đó.

Cà phê Arabica Sơn La được trồng trên các sườn dốc dưới chân dãy núi thấp hoặc trên các đồi nông với độ cao từ 900m đến 1200m. Vùng trồng cà phê Sơn La có vị trí tương tụ vùng Minas Gerais của Brasil. Khí hậu Sơn La mưa nhiều, lạnh. Cây cà phê Arabica ở đây sinh trưởng tốt cho chất lượng cao.

Tuy ở vùng đất đỏ bazan và không nằm ở độ cao lý tưởng như các tỉnh Tây Nguyên, song ở Sơn La có những loại đất trong nhóm đất đỏ vàng thích hợp với cây cà phê như Fk, Fv, Fs… Đồng thời nằm ở vĩ độ khá cao về phía Bắc (20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc) nên không phải tưới nước, tuy nhiên cây cà phê Arabica vẫn có sức sống rất mãnh liệt, Với khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, tỉnh Sơn La đã chọn cà phê là một trong những loại cây trồng giảm nghèo chủ lực của địa phương, chủ yếu là cà phê chè (cà phê Arabica).

Đến nay, Sơn La là tỉnh trồng cà phê Arabica lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau tỉnh Lâm Đồng. Trải qua năm tháng, nhiều cây vài chục năm tuổi, thân to, tán rộng mà hạt cà phê thì có hương vị không hề thua kém so với giống cây mà người Pháp đã trồng ở Lâm Đồng được biết đến từ những năm 30 của thế kỷ trước. cây cà phê Arabica đã trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Sơn La.

“Trên những ngọn núi đồi của Sơn La, cà phê Arabica không chỉ là một loại năng lượng truyền thống. Mà còn là biểu tượng của sự phát triển và thịnh vượng.” (tô đậm, làm nổi)

Cây cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực, giúp bà con xoá đói giảm nghèo và có thu nhập ổn định.

Với trên 20.000 ha trồng cà phê Arabica, trong đó hơn 18.000 ha được cấp Chứng nhận bền vững và tương đương, tỉnh Sơn La đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh, theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ,… Đáng chú ý, sản phẩm Cà phê Sơn La đã đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của thị trường 20 nước thuộc EU, Bắc Mỹ, Trung Đông và các nước ASEAN với giá tiêu thụ ổn định

Năm 2017, Arabica Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Cà phê Sơn La” cho các loại sản phẩm: Cà phê nhân, cà phê hạt rang và cà phê bột. Đó cũng chính là tấm “hộ chiếu” để cà phê Sơn La chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch.

Mai Sơn là vùng sản xuất cà phê trọng điểm của tỉnh, với tổng diện tích 8.786 ha; trong đó, 99% là cà phê Arabica.

Cà phê Sơn La – Hương vị núi rừng Tây Bắc

Hiện nay, tỉnh Sơn La đã hình thành được một số vùng sản xuất cà phê tập trung chuyên canh, theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ.
2022, tỉnh Sơn La đã công nhận 2 vùng trồng cà phê ứng dụng công nghệ cao tại 18 bản thuộc 3 xã: Chiềng Ban, Chiềng Chung, Chiềng Dong của huyện Mai Sơn với diện tích 1.039 ha, 1.560 hộ gia đình tham gia. Năm 2022, toàn tỉnh đã xuất khẩu trên 28.800 tấn cà phê nhân sang thị trường EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, các nước Trung Đông, giá trị 82,3 triệu USD. Năm 2023, dự kiến xuất khẩu 31.500 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 83,1 triệu USD.

“cây cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh. Với gần 20.000 ha, sản lượng khoảng 400.000 tấn quả tươi/năm, Sơn La là địa phương trồng cà phê Arabica lớn nhất miền Bắc.”

coffe sơn la
coffe sơn la

Theo đó, Sơn La xuất khẩu trên 95% còn lại khoảng 5% đưa vào các cơ sở chế biến cà phê rang, cà phê xay, cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê túi lọc, trà vỏ cà phê tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2022 đạt 30.500 tấn với giá trị trên 82,2 triệu USD (chiếm 37,6% tổng giá trị hàng nông sản tham gia xuất khẩu của tỉnh) tại Thị trường EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, các nước Trung Đông và ASEAN.

Chỉ dẫn địa lý: Cà phê Sơn La đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, khẳng định chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.


Sự đặc biệt và độc đáo của cà phê Sơn La

– Thay vì sản xuất cà phê theo cách truyền thống, người dân đã bắt tay thành lập hợp tác xã và liên kết sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa quy trình sản xuất. Nhờ đó, cà phê Arabica Sơn La không chỉ đạt được chứng nhận OCOP. Mà còn tạo ra nhiều sản phẩm được thị trường đón nhận.

-Hương vị đặc trưng: Cà phê Sơn La mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc với vị chua thanh, hậu vị ngọt đắng và hương thơm của các loại trái cây, hoa rừng.

-Arabica đặc trưng của hoa quả, thảo mộc, vị chua thanh xen lẫn với vị đắng nhẹ, cùng vị ngọt hậu kéo dài êm ái. Cà phê sau khi pha chế có màu nâu cánh gián, trong trẻo, đẹp mắt. Ai đã thưởng thức một lần sẽ khó quên.

-Chất lượng cao: Quy trình chế biến thủ công: Nhiều hộ gia đình ở Sơn La vẫn giữ gìn quy trình chế biến cà phê thủ công truyền thống, đảm bảo giữ nguyên hương vị tự nhiên của hạt cà phê.

Cafe Arabica Sơn La được chế biến theo phương pháp ướt và khô, tuỳ thuộc vào yêu cầu của thị trường và khẩu vị của người tiêu dùng. Phương pháp ướt giúp loại bỏ phần lớn đường và chất dẻo bên ngoài hạt cà phê, làm nổi bật vị chua và hương thơm tự nhiên. Trong khi đó, phương pháp khô giữ lại nhiều đường và chất dẻo hơn. Tạo ra một hương vị đậm đà và phong phú.

Nâng cao giá trị cà phê Sơn La, tỉnh Sơn La đã xây dựng ban hành nhiều chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng, kinh nghiệm đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê. Đến nay, trên địa bàn đã có 9 cơ sở sơ chế, chế biến cà phê, trong đó có 6 cơ sở chế biến theo quy mô công nghiệp, gồm: Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La, Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Tiến – Chi nhánh Sơn La; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Quế, Công ty cổ phần cà phê Sơn La; HTX Cà phê Bích Thao Sơn La.

Các đơn vị đã và đang nỗ lực, đẩy mạnh đầu tư dây chuyền chế biến công nghệ hiện đại, đa dạng sản phẩm đáp ứng thị hiếu khách hàng, với những dòng sản phẩm đặc sản, chất lượng cao như: Cà phê honey – mật ong, cà phê bột nguyên chất, cà phê hạt giang, cà phê hòa tan sấy thăng hoa, trà Cascara… Ngoài cung cấp cho thị trường nội địa, còn xuất khẩu và luôn trong tình trạng cung thiếu cầu.

Cà phê đặc sản là sản phẩm từ vùng trồng có điều kiện tự nhiên cùng với quy trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến đặc biệt. Khi thử nếm có hương vị riêng và đạt tiêu chuẩn quy trình đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới và Viện Chất lượng cà phê thế giới.

TỔNG HỢP NGẮN GỌN LỊCH SỬ CA PHE SƠN LA

– Trồng 1945
– 2017: công nhận chỉ dẫn địa lý
thành lập Hội cà phê và gắn kết người trồng cà phê với doanh nghiệp,

– 2022, tỉnh Sơn La đã công nhận 2 vùng trồng cà phê ứng dụng công nghệ cao tại 18 bản

– 2023- tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ hội Cà phê tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2023, với chủ đề “Arabica Sơn La – Hương vị núi rừng Tây Bắc”.


CA PHE ARABICA có gì ĐỘC ĐÁO

Cà phê chè (Arabica) là loại cà phê chất lượng cao, giá trị thường cao gấp 1,5 – 2 lần so cà phê Vối (Robusta). Được đánh giá cao về chất lượng, hương vị tinh tế, thường được sử dụng để pha chế các loại cà phê cao cấp.

Thường là giống Arabica, có hạt nhỏ hơn, hình bầu dục, màu xanh lục nhạt. Cây cà phê chè thường mọc ở vùng cao, khí hậu mát mẻ.

Arabica là loại cà phê được trồng phổ biến tại Brazil và các nước Nam Mỹ. Trong đó, Brazil là nước sản xuất cà phê Arabica lớn nhất thế giới

Cà phê Arabica được đánh giá cao về chất lượng, phát triển ở điều kiện khác biệt nên mang hương vị tự nhiên. Sản phẩm chế biến từ cà phê Arabica được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Việt Nam hiện có 95% là cà phê vối, chỉ có 5% là cà phê chè. Do vậy Cà phê Sơn La rất có giá trị.

 

 

 

Trang Chủ Danh mục Giỏ Hàng
0899168266
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon